Đại cương Nhân giống ngựa

Trong tự nhiên

Bài chi tiết: Họ Ngựa
Ngựa hoang Mông Cổ có nghi thức giao phối cầu kì, sau khi chiến thắng đối thủ, con đực và con cái sẽ chạy sóng đôi trước khi giao phối

Các động vật họ Ngựa là các động vật sống thành bầy trong đàn đến khoảng 200 con, chúng có bầy mang tính chất lâu bền gồm một con đực và một đàn cái, với các con đực còn lại tạo thành các bầy độc thân nhỏ. Các loài khác tạo thành bầy có tính chất tạm bợ, kéo dài chỉ vài tháng, trong đó hoặc là hỗn tạp hoặc là một giới. Tôn ti trật tự (pecking order) rõ ràng được thiết lập giữa các cá thể, thường là con cái thống lĩnh sẽ kiểm soát sự tiếp cận các nguồn thức ănnước uống còn con đực đầu đàn thường sẽ kiểm soát các cơ hội giao phối. Ngựa cái giao phối với ngựa đực vào mùa xuânngựa con được sinh ra vào mùa đông năm sau, khi có nhiều cỏ tươi.

Những trận đấu trước giao phối là nghi thức không thể thiếu của loài ngựa. Con đực thắng cuộc sẽ giành được quyền giao phối với bạn tình và với cả hậu cung đông đảo từ 8 tới chín con, bảo đảm khả năng di truyền của nó cao nhất. Nó sẽ phải không ngừng chiến đấu để ngăn chặn những con đực khác tìm cách ve vãn con cái của nó. Tư thế giao phối của loài ngựa khá giống với loài chó (kiểu chó), con đực sẽ chồm lên từ đằng sau con cái. Khi quan hệ, con đực cũng có những hành động âu yếm, thể hiện tình cảm với ngựa cái và thỏa mãn trên lưng bạn tình sau một hồi giao phối.

Các con ngựa cái nói chung thường chỉ rụng một trứng, có khoảng 24-26% là nhiều trứng (99% là hai trứng) và khoảng thời gian giữa các lần rụng trứng là 1 ngày. Ngựa cái mang thai khoảng 335-340 ngày và thường sinh một (rất hiếm khi sinh đôi). Ngựa con có thể đi lại chỉ sau khi sinh một giờ và chẳng bao lâu sau có thể theo kịp bước chân cả đàn. Ngựa bốn tuổi được coi là trưởng thành, mặc dù chúng tiếp tục phát triển bình thường cho đến khi 6 tuổi. Một con ngựa con được sinh ra đời phải mất 11 tháng rưỡi. Sau khi giao phối và mang thai trong khoảng 11 tháng thì các ngựa cái sẽ đẻ, thường là chỉ một con non. Các con non có khả năng đi lại chỉ khoảng 1 giờ sau khi sinh ra và chúng được mẹ cho bú trong khoảng 4 tới 13 tháng.

Sinh trưởng

Bài chi tiết: Giải phẫu ngựa

Sinh trưởng ở ngựa được xem là sự tăng cường tổng hợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích thước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Từ giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi thì ngựa phát triển mạnh nhất, tiếp theo là giai đoạn 3-6 tháng, 6-9 tháng và 9-12 tháng. Từ 18-24 tháng thì sinh trưởng chậm dần lại. Đến giai đoạn 24-30 tháng tuổi thì ngựa bước vào tuổi trưởng thành, tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn này là thấp nhất. Sinh trưởng của ngựa có thể chia làm 4 pha về mặt kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ 2 chiều dài và chiều rộng, năm thứ 3 chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và chiều rộng. Trong chăn nuôi ngựa cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng như sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, kích thước cơ thể và các chỉ số cấu tạo thể hình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân giống ngựa http://www.baohagiang.vn/kinh-te/201501/quan-ba-ca... http://infonet.vn/lang-ngua-dua-phu-tho-chat-vat-g... http://www.nguoiduatin.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-kh... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nam-giap-ngo-ve-tha... http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?Artic... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/con-ngua-hoang-da... http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Than... http://news.zing.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-khong-va... http://news.zing.vn/vua-ngua-o-xu-tay-ninh-post394...